Những kỹ năng cần thiết cho một buổi phỏng vấn tại công ty Nhật.
Với các bạn tham gia chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản thì phần phỏng vấn trực tiếp với nghiệp đoàn, xí nghiệp Nhật Bản đóng vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở những kinh nhiệm thực tế, tôi xin chia sẻ một số lỗi các bạn hay mắc phải và cách thức để thi tuyển dễ đậu:
1. Các lỗi thường gặp.
– Nhiều bạn mới tham gia lần đầu thường cảm thấy rất bối rối, hồi hộp khi tham gia phỏng vấn. Bạn nào cũng a/chị ơi e run lắm, e sợ lắm…
Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn xong thì bạn nào cũng có chung nhận xét là vào phòng thấy rất tự nhiên, không sợ như mình nghĩ, người Nhật Bản rất thân thiện ….Như vậy, kinh nghiệm cho các bạn tham gia thi tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản là: “đừng tự mình gây áp lực cho chính mình, hãy thoải mái đi”
– Các bạn tham gia thi tuyển thường cường điệu hóa sự quan trọng của việc thi cử, chính vì thế luôn luôn cảm thấy căng thẳng, các bạn hãy nhớ 1 điều khi quá căng thẳng thì khả năng và sự tinh tế thực sự trong con người của các bạn sẽ biến mất, vì vậy thay vì việc nghĩ bắt buộc mình phải đỗ hãy coi đây như cuộc trao đổi, trò chuyện với người Nhật Bản. Và khi bạn tự nhiên, thoải mái khả năng trúng tuyển các bạn sẽ rất cao. Tóm lại, muốn nhanh thì phải từ từ.
2. Cách thức chuẩn bị và tham gia thi tuyển để đạt hiệu quả cao nhất.
- Trang phục nên mặc theo đồng phục công ty các bạn tham gia thi tuyển, còn về cá nhân các bạn nên để kiểu tóc cho gọn gàng, ko che mặt, móng tay không sơn …điều đó sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt người Nhật, vì họ thích sự mộc mạc chân chất của người lao động.
- Đối với các bạn thi tuyển cần tay nghề như : Hàn, Xây Dựng , May mặc thì các bạn nên tập dượt thật kỹ càng, đặc biệt các bạn nên đi sớm hơn 1 chút để tập bài thi trước khi thi, lựa chọn máy móc cho phù hợp với mình, tránh tình trạng trục trặc máy trong khi thi.
- Khi được Nhà tuyển dụng gọi vào phỏng vấn thì bạn sẽ gõ cửa 03 tiếng đồng thời nói to câu xin phép vào bằng tiếng Nhật. Khi được sự đồng ý cho phép vào thì các bạn bước vào và đứng trước nhà tuyển dụng và chào theo đúng tư thế mà Giáo viên đã hướng dẫn cho các bạn. Khi được nghe Nhà tuyển dụng mời ngồi thì các bạn mới được ngồi và phải xin phép trước khi ngồi nhé.
- Trong suốt quá trình phỏng vấn bạn thường trải qua những câu hỏi cơ bản sau:
a. Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân?
*Đây là câu hỏi thường gặp tuy nhiên cũng là câu hỏi rất quan trọng đối với bạn. Nếu trả lời không khéo bản sẽ dễ mắc vào luẩn quẩn, mâu thuẫn với các câu hỏi sau. Cũng chính nhờ câu hỏi này mà Nhà tuyển dụng biết được tính cách, trình độ của bạn và tiếp tục đưa ra những câu hỏi hóc búa sau này.
*Lời khuyên: – Người Nhật rất hay để ý đến sắc thái gương mặt của bạn. Bạn hãy tỏ vẻ tự tin và trả lời thật thoải mái. Đừng quá sợ sệt mà mất đi phong thái của bạn tuy nhiên cũng đừng tự tin quá lại trở thành sự phản cảm đối với họ. Thay vào đó bạn hãy luôn tươi cười và hãy nhìn thẳng vào mắt của họ. Trả lời dứt khoát và đừng tốn quá nhiều thời gian cho những lời giải thích. Hãy thể hiện mình là người cẩn thận trong công việc, thật thà và luôn luôn biết lắng nghe. Đây là những đức tính được người Nhật đánh giá rất cao.
- Về phần giới thiệu Bản thân Bạn cần nói rõ ràng mà trôi chảy những ý sau:
1.1. Xin chào ( lần đầu tiên)
1.2. Tôi tên là:……….
1.3. Năm nay bao nhiêu tuổi ?
1.4. Đến từ đâu ?
1.5. Gia đình có bao nhiêu người ?
1.6. Chuyên muôn ?
1.7. Sở thích ?
1.8. Nguyện vọng ?
1.9. Cam kết
1.10. Mong được giúp đỡ.
b. Điểm mạnh của bạn là gì?
*Đây là lúc thể hiện sự hiểu biết của bạn trong công việc. Bạn hãy nói một cách thật thoải mãi những gì bạn biết và nên chuyên sâu về vấn đề đó.
*Lời khuyên: Bạn đừng nên kể miên man. Như vậy sẽ vừa mất thời gian mà đôi khi lại động đúng vào lĩnh vực chuyên sau của nhà tuyển dụng thì họ sẽ hỏi bạn đến cùng.
c. Nhược điểm của bạn là gì?
*Đây là câu hỏi mà nếu không cẩn thận bạn sẽ rất dễ bị mất điểm.
*Lời khuyên: Hãy trả lời những điểm mà nếu có mắc phải cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc như là: Giải quyết công việc còn chậm hay chưa nắm rõ về một lĩnh vực nào đó. Nhưng nhớ là đừng trả lời những gì mà khiến cho người Nhật đánh giá bạn là không cẩn thận nhé.
d. Tại sao Bạn muốn đi Thực tập sinh tại Nhật Bản?
*Đây là câu hỏi mà thể hiện sự cẩn thận của bạn. Bạn hãy thể hiện là mình đang là người rất cần tìm việc làm và đã tìm hiểu kỹ về công việc mà công ty đang tuyển dụng.
* Lời khuyên: Bạn hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và thể hiện là nếu được làm việc tại công ty thì chắc chắn là bạn sẽ gắn bó lâu dài.
e. Sau 03 năm làm việc tại Nhật Bản Bạn muốn tiết kiểm được bao nhiêu tiền?
*Đây có lẽ là câu hỏi khó đối và nhạy cảm với nhiều ứng viên khi đi tìm việc làm. Bởi lẽ đó cũng là 1 phần quyết định khiến cho bạn có được nhà tuyển dụng đồng ý hay không.
*Lời khuyên: Hầu hết các công ty Nhật đều có một mức lương sàn cho tất cả các lĩnh vực Nên bạn nên chú ý là đừng đòi hỏi quá cao. Còn việc trả lời thấp thì cũng vẫn được chấp nhận vì nếu thấp dưới mức sàn của họ thì họ sẽ vẫn cho bạn bằng mức sàn. Còn nếu tuyển dụng bạn làm quản lý thì hãy lựa mức lương phù hợp để trả lời nhé.
f. Bạn sẽ làm gì với số tiền có được khi về nước ?
*Đây có lẽ cũng là câu hỏi khó đối và nhạy cảm với nhiều ứng viên khi đi tìm việc làm. Bởi lẽ qua đó Nhà tuyển dụng sẽ hiểu một phần nào về định hướng tương lai của các bạn và đây cũng là lý do quyết định khiến cho bạn có được nhà tuyển dụng đồng ý hay không.
*Lời khuyên: Người Nhật có suy nghĩ sống về tinh thần tập thể rất cao nên khi các bạn trả lời câu hỏi này cần chú ý có thiên hướng cao cho công việc của mình khi về nước, lo cho cuộc sống của gia đình, lo cho con cái ăn học,…